Những món đồ “fake” có đang đẩy chúng ta vào vòng xoay của những giá trị ảo?

Những món đồ “fake” có đang đẩy chúng ta vào vòng xoay của những giá trị ảo?

[MNewsvn.com] Có nhiều người thích nổi trội, muốn được ngưỡng mộ nên họ luôn mang trong mình suy nghĩ phải dùng hàng hiệu. Nhưng thực tế lại quá khắt khe khi những chiếc túi hay đôi giày hiệu lại không hề rẻ.

Từ lâu, những chiếc túi mang thương hiệu nổi tiếng như Hermes, Chanel, Louis Vuitton, SYL, Jimmy Choo… đã trở thành ước mơ của rất nhiều tín đồ thời trang trên toàn thế giới. Không chỉ là xu hướng, mẫu mã, mọi người còn muốn sở hữu chúng bởi giá trị thương hiệu. Bất kể bạn vào một cửa hàng nào mang tên những thương hiệu hàng đầu này cũng hiếm khi tìm ra một sản phẩm có giá thành dưới 1000$ (tương đương với 23 triệu VNĐ).

0Zk7uxj0gvRVloqFy4rZiMiPTLLca0hROZil9g3y.png

Lý giải tại sao những chiếc túi này lại đắt đỏ như vậy, là bởi chất lượng sản phẩm luôn được đảm bảo nhờ chất liệu hàng đầu và quá trình gia công tỉ mỉ. Chất lượng của chúng không mang tính nhất thời mà phải nhất quán, hoàn thiện theo thời gian.

Tất cả những sản phẩm chính hãng đều được làm bằng tay và mất khoảng  5 – 7 ngày để hoàn thành. Từ đường kim, mũi chỉ đến những chi tiết hoa văn được in trên mọi sản phẩm đều phải giống hệt nhau, chỉ cần thừa hoặc thiếu một mũi chỉ sản phẩm ngay lập tức bị huỷ.

SLoXFStIJoOsy61ox6PP6007xVRio3zOVHS7WNPu.png

Chất liệu để làm ra chúng cũng rất đặc biệt, đa số các sản phẩm đều được làm từ da động vật như: Cá sấu, đà điểu, bê, trăn… Hay vải Monogram Canvas chống thấm cùng chất liệu PVC không bắt lửa, chiếu tia cực tím để đảm bảo khả năng không bay màu. Tuy nhiên, còn một lý do khác để những chiếc túi hiệu có giá cao ngất ngưởng như vậy là bởi chúng được đính thêm những chi tiết bằng trang sức như: kim cương, vàng, ngọc trai…

Jasm8rZlJ4Iz2jQFH8posstT8kufhRxavePKknKg.png

Thậm chí, trước khi xuất xưởng, những chiếc túi hiệu cũng cần trải qua khâu thử nhiệm thả từ độ cao nửa mét liên tục nhiều lần để bảo đảm độ bền. Các khoá kéo cũng được đóng mở liên tục để chắc chắn chúng hoạt động tốt trước khi đem ra bày bán.

Chính vì thế, những sản phẩm hàng hiệu không chỉ để lại ấn tượng mạnh mẽ về mẫu mã, mà còn về chất lượng sản phẩm. Chúng gần như chẳng bao giờ lỗi mốt bởi đều mang một kiểu dáng đơn giản nhưng tinh tế, bắt mắt. Người sử dụng có thể dùng 10 năm hay 20 năm thì giá trị của chúng chẳng những không phai mờ mà còn tăng dần theo năm tháng.

Chẳng hạn như chiếc túi Channel 2.55, ra đời vào tháng 2/1955 nhưng cho tới hiện tại, chiếc túi vẫn đang được nhiều tín đồ thời trang săn đón. Giá trị của chiếc túi cũng không hề thuyên giảm mà còn tăng lên theo năm tháng. Hiện tại, chiếc túi này có giá trị khoảng hơn 3000$ tương đương với hơn 60 triệu VNĐ, chứng minh giá trị trường tồn của những món đồ hiệu.

Những món đồ “fake” có đang đẩy chúng ta vào vòng xoay của những giá trị ảo?

Theo một nghiên cứu từ trường đại học Yale Mỹ đã xác định, việc tìm kiếm và sở hữu cho mình những sản phẩm hàng hiệu xa xỉ để khẳng định đẳng cấp đã phát triển từ thời thơ ấu của mỗi người. Nghiên cứu này được thực hiện trên một nhóm trẻ em, trong đó họ thuyết phục đám trẻ rằng bằng một nhà máy sản xuất hàng loạt những sản phẩm dành cho trẻ em. Nhưng đa số, chúng đều muốn nhận những sản phẩm cho riêng mình mà từ chối nhận những bản sao giống hệt nhau. Đó niềm tự hào đến từ việc sở hữu một món hàng độc sang trọng chính hãng.

Do vậy, có rất nhiều lý do để mọi người tìm kiếm và sở hữu cho mình những món đồ hiệu xa xỉ. Nhưng quan trọng nhất là cảm xúc mạnh mẽ với những hàng hoá thượng hạng. Cho dù có thoải mái về tài chính hay không thì khi sở hữu một món hàng hiệu đều nhận được sự ngưỡng mộ từ người khác. Hoặc, họ coi đó là một thành tựu của bản thân, là cảm giác món đồ đó thuộc về mình.

5pXnUfmvqCX7dy89iw4hw5bEp6ORwvCjvbv9ZXN0.png

Châu Á có Jamie Chua (Singapore), có Heart Evangelista (Philippines) là những bà hoàng “unbox”, họ sở hữu cho mình cả một kho hàng hiệu ví như một căn nhà nhỏ mà chúng ta vẫn đang sống. Họ là ai? Jamie Chua từng là phu nhân tỷ phú, Heart là diễn viên nổi tiếng kiêm vợ của Thượng nghị sĩ Philippines. Họ được coi là hình mẫu của giới nhà giàu châu Á và đẳng cấp của họ thật khác biệt.

omr11GoJPyYebr20Q8Haz7novyHzyl2PQ9jfhbjb.png
Ruag0zQPu2WRMW2R3B19BtyNJpwvS4YUJrRaPkAY.png

Ở Việt Nam, cũng có nhiều phu nhân, nghệ sĩ sở hữu cho mình không ít những chiếc túi, đồng hồ hay đôi giày hiệu. Nhưng để liệt kê vào danh sách “đập hộp” thì lâu nay nổi tiếng vẫn là Ngọc Trinh, gần đây là Sĩ Thanh. Tuy nhiên, cả hai đều vướng vào những lùm xùm dùng hàng fake (hàng nhái).

Được phong là “nữ hoàng hàng hiệu” bên cạnh danh xưng “nữ hoàng nội y” nhưng Ngọc Trinh cũng chẳng ít lần bị các tín đồ thời trang bóc mẽ chuyện dùng hàng fake. Nhiều nhất vẫn là nhãn hàng đắt đỏ nhất thế giới  - Hermes.

Hết lần bắt gặp đi chợ đồ fake ở Quảng Châu (Trung Quốc) đến chiếc túi Himalayan Crocodile Birkin. Mỗi lần, cô nàng đều lên tiếng phản pháo, tuy nhiên, nhiều người vẫn cho rằng đồ cô dùng là đồ nhái.

q87mnhWT3SBuyxVf0UauVnfkhIkWdctPXvtrtOkG.jpeg

Rình rang hơn là sự kiện mới đây, Sĩ Thanh đăng tải video đập hộp các thương hiệu như Dior, Channel, LV …. Ngay lập tức bị các tín đồ thời trang như MC Moon Doãn, ca sĩ Uyên Linh đã lên tiếng bóc mẽ từ đầu đến cuối video đều dùng đồ fake khiến cư dân mạng được phen dậy sóng. Tuy đã làm một video khác để thanh minh nhưng Sĩ Thanh vẫn bị chỉ trích nặng nề việc dùng hàng nhái.

puyTLWZ7hMfkDX53flrhm29HF2mGYaXD2Jgl6DMv.jpeg

Không chỉ riêng Ngọc Trinh, Sĩ Thanh, không ít lần các ngôi sao trong Vbiz cũng bị lên án mạnh mẽ việc dùng hàng nhái. Nhiều người cho rằng họ ham hư vinh, thích dùng hàng hiệu nhưng không có tiền, nhiều người lại cho rằng họ đang không tôn trọng chất xám cũng như công sức của nhà thiết kế.

Dùng hàng nhái thường xuyên bị lên án nhưng nhiều người vẫn sử dụng. Chúng ta nên học cách tôn trọng công sức của một nhà phát minh.

Những món đồ hiệu có thiết kế và kiểu dáng đẹp mắt, có giá trị lớn nhiều người biết nhưng vẫn sử dụng đồ nhái vì ham hư vinh, vì sống ảo hay vì muốn khẳng định bản thân. Họ bị lên án nhưng vẫn sử dụng là vì lý do gì?

gRvh2RQoEK4RG6hmnzIfEUYKLtdLc9WkyNhLRORv.jpeg

Trên thực tế, đại bộ phận người dân Việt Nam vẫn không biết đến hàng hiệu. Họ không phân biệt đâu là hàng thật, đâu là hàng nhái vì họ chưa bao giờ sở hữu một món đồ hàng hiệu xa xỉ. Hay nói cách khác, họ cũng chẳng đủ tiền mua nên họ tin những giá trị kia là thật.

Những món hàng nhái ngoài chợ đối với họ cũng chỉ là một món hàng vì nhu cầu nên họ mua. Họ không hề hay biết Hermes hay Dior là gì, cũng chẳng biết món đồ thật trị giá bao nhiêu, họ chỉ cần biết nó đẹp và đang được bày bán.

Bên cạnh đó, một số người cho rằng đồ dùng một, hai lần mà phải mua hẳn giá hàng hiệu có giá hàng chục triệu  thì quá tốn kém. Thế nên dùng đồ fake, may váy nhái cho tiết kiệm, dùng xong có thể bỏ đi nếu không có nhu cầu dùng tiếp. Đó là lý do tại sao đồ nhái vẫn nhan nhản trên thị trường, nhiều người biết vẫn dùng và có cả những người không biết.

Tại sao chúng ta phải sử dụng hàng thật? Bởi vì đó là sự tôn trọng!

3h5rGpjk1Vmw0SaqaoWnmeBFOOBqLVSnkJSGixhb.jpeg

Hàng giả là sản phẩm đánh cắp trí tuệ của người phát minh. Họ là những người đã vất vả bỏ ra công sức để tỉ mỉ làm nên một sản phẩm chất lượng. Chúng ta không nên chà đạp lên công sức của người khác bằng việc sử dụng hàng giả. Hãy tưởng tượng một ngày nào đó, bạn phát minh ra một sản phẩm bất kỳ nhưng lại bị người khác đánh cắp và sản xuất ra những mẫu mã y hệt với giá cả rẻ hơn bạn sẽ nghĩ như thế nào? 

Những món đồ “fake” có đang đẩy chúng ta vào vòng xoay của những giá trị ảo?

Nói đi cũng phải nói lại, nếu không có cầu cũng không có cung, không có cung thì cũng không có cầu. Sở dĩ hàng giả hàng nhái vẫn xuất hiện nhan nhản trên thị trường là bởi một bộ phận chuyên sản xuất và phân phối hàng giả. Họ vì lợi nhuận mà không ngần ngại đánh cắp mẫu mã, ý tưởng của những thương hiệu rồi sản xuất đại trà với số lượng sản phẩm lớn rồi bán ra thị trường với giá rẻ hơn gấp trăm lần. 

Điều đó ảnh hưởng trược tiếp đến doanh thu của những thương hiệu đang tốn rất nhiều chi phí để đầu tư về nhân lực, chất xám để sáng tạo ra những cái mới. 

Cuộc chiến chống hàng giả vẫn đang diễn ra từng ngày từng giờ, không chỉ các thương hiệu, bản thân mỗi người trong chúng ta cũng cần ý thức việc sử dụng hàng nhái. Tố cáo những cơ sở đang vi phạm pháp luật ngoài kia. 

Những món hàng hiệu bình dân

Đúng như vậy, việc sử dụng hàng giả, hàng nhái không chỉ là sự thiếu tôn trọng với trí tuệ, công sức người làm ra, mà còn hạ thấp đẳng cấp của một con người. Thừa nhận một điều rằng, trong xã hội này không phải ai cũng có thu nhập cao để có thể chi trả cho một món đồ hiệu xa xỉ. Nhưng không vì thế mà mọi người có thể sử dụng một món đồ không chính hãng.

CbG8NCtTKxzAMX1JMPtNR1elcl9itsvXRHx9HSMz.jpeg

Trên thị trường cũng có vô số những thương hiệu chính hãng phù hợp với thu nhập trung bình của người dân như: Zara, H&M, Mango, Topshop, Adidas… gọi chung là những thương hiệu bình dân có chất lượng tốt mà gần như bất cứ ai cũng có thể mua được.

Giả sử bạn có 2 triệu VNĐ để mua một đôi giày Gucci fake, số tiền đó cũng có thể mua được một đôi giày Adidas chính hãng, chất lượng, thì bạn sẽ chọn cái nào? Dĩ nhiên là dùng đồ chính hãng sẽ tốt hơn so với một món hàng fake đúng không?

Những món đồ “fake” có đang đẩy chúng ta vào vòng xoay của những giá trị ảo?

Thay vì chạy theo những giá trị ảo, chúng ta nên trân trọng những giá trị thực tế, đừng lấy những món đồ xa xỉ ra làm thước đo giá trị của một người. Tuy nhiên, con người ai cũng cần có ước mơ, chúng ta vẫn nên mơ về một thu nhập tốt hơn để sở hữu một chiếc túi hàng hiệu thực sự. 

Xét cho cùng xã hội ngày càng văn minh, kinh tế ngày càng phát triển nên chúng ta cần ý thức trong mọi việc, kể cả việc lựa chọn cho mình một món đồ. Cùng nhau truyền tải thông điệp dùng hàng chính hãng là sự tôn trọng trí tuệ, công sức của người làm ra.